Thiết kế một hệ thống tưới tự động hoàn chỉnh
Ngoài phương pháp tưới thủ công truyền thống là kéo vòi đến từng vị trí để tưới thì hiện nay đã phát triển hệ thống tự tưới giúp tiết kiệm thời gian cũng như giảm thiểu chi phí lắp đặt hay sửa chữa. Cùng OMEGA thiết kế một hệ thống tự tưới hoàn chỉnh nhé
I. Khái quát thiết kế hệ thống tự tưới
Ngoài phương pháp tưới truyền thống thì phương pháp tưới tự động cần lên một bản thiết kế, tính toán đầy đủ các thông số cho phù hợp. Tóm lại, các phương pháp tưới sử dụng ống đều phải tính toán như xác định diện tích, nguồn nước, nhu cầu tưới hợp với từng loại cây trồng, diện tích địa hình vùng cần tưới, đường ống chính, ống phụ ống nhánh, tốc độ chảy của nước, áp suất nước, số lượng béc đủ cho khu vực cần tưới, các chi tiết khác như ren, nối,... cuối cùng là tổng hợp hệ thống tưới tự. Từ những số liệu trên ta tính toán và tính toán chi phí mua vật liệu lắp đặt.
Ngoài phương pháp tưới truyền thống thì phương pháp tưới tự động cần lên một bản thiết kế, tính toán đầy đủ các thông số cho phù hợp.
II. Những vấn đề cần lưu ý khi lắp đặt:
Diện tích vùng tưới
Số cây cần nước trong diện tích đó
Nhu cầu cần nước của từng loại cây
Khí hậu, môi trường xung quang ( nóng gắt, nóng ẩm)
Địa hình lắp đặt hệ thống ( dốc, thoải, bằng)
Cần phải đo đạc rõ ràng diện tích, hình dáng vùng tưới. Có thể sử dụng thước dây hoặc sử dụng các máy định vị cầm tay. Nếu diện tích lớn hơn thì sử dụng máy toàn đạc điện từ. Dù với cách đo nào chúng ta cũng phải do đạc chính xác. Ghi rõ khu vườn chênh cao thấp, ghi diện tích từng cạnh,...
Cần phải đo đạc rõ ràng diện tích, hình dáng vùng tưới.
III. Thiết kế hệ thống tưới
1. Xác định nhu cầu nước, số lần tưới và khả năng cung cấp nước
Tùy vào từng loại cây trong khu vườn mà nhu cầu cấp nước cũng như số lần tưới là khác nhau, phụ thuộc vào đặc tính của mỗi loại và khả năng giữ độ ẩm của đất.
Tính toán thông số về số lần tưới để tính nguồn nước. Dựa vào đất đai, thời tiết để điều chỉnh số lượng tưới cho phù hợp.
Nhu cầu nước và số lần cần tưới là những thông số quan trọng để tính toán nguồn nước và thiết kế hệ thống tự tưới.
Nếu áp suất nước không đủ mạnh cần lắp thêm bơm tăng áp. Nếu lượng nước không đủ cung cấp như trong nông nghiệp thì cần phải khoan giếng nhưng khi khoan xong vẫn phải xem khả năng cung cấp nước của giếng để xác định phải đào thêm bao nhiêu cái giếng nữa cho phù hợp.
Một số trường hợp có sông, suối hay nguồn nước chảy quanh năm thì việc tính toán như tren là không cần thiết.
2. Phân chia khu vực
Nếu khu vườn của bạn nhỏ thì không cần nhưng với khu vườn có diện tích lớn cần phải phân chia vùng tưới thành nhiều khu vực, vì nếu không chia ra thì có thể công suất máy bơm của bạn hay đường ống sẽ không thể tải nổi hoặc phải thay đổi sang các máy có công suất hay đường ống lớn hơn sẽ không đem lại hiệu quả tốt nhất.
Khi phân chia khu vực tưới bạn cần có bản vẽ chi tiết về kích thước của từng khu vực, kích thước các cạnh, sự chênh lệch trong khu vườn để tính được chiều dài, đường kính của đường ống chính.
Khi phân chia khu vực tưới bạn cần có bản vẽ chi tiết về kích thước của từng khu vực
3. Tính toán đường ống
a. Đường ống chính
Đường ống chính tải nước đến từng khu vực và cho cả vùng cần tưới do vậy ta cần chú ý đến áp suất nước, tính chiều dài, đường kính để lựa chọn loại ống cho phù hợp (ống lớn hay nhỏ quá sẽ thừa và tốn kém, không cung cấp đủ nước)
Nếu địa hình của khu vườn dốc, thoải dần thì ta bố trí đường ống chính đi theo cạnh có độ cao lớn nhất. Khi xả van nước sẽ chảy từ cao xuống thấp, ổn định áp suất cũng như lưu lượng nước.
b. Đường ống phụ, ống nhánh
Đường ống chính mang nước nước đến từng khu vực trong vườn nhưng để nước tới tận những cây trồng trong vườn cần có những đường ống phụ, ống nhánh.
Các thông số cần được tính toán đối với các đường ống nhánh cũng là xác định chiều dài, đường kính của ống
Lưu ý: là việc đo vẽ thủ công chỉ nên sử dụng cho những khu vườn có diện tích nhỏ, hình dạng khu vườn tương đối đơn giản, ít góc cạnh còn đối với khu vườn có diện tích lớn thì cần có các thiết bị hỗ trợ để đo đạc đường ống cho chính xác.
Đường ống chính mang nước nước đến từng khu vực trong vườn nhưng để nước tới tận những cây trồng trong vườn cần có những đường ống phụ, ống nhánh.
c. Chọn các loại béc tưới phù hợp
Mỗi loại cây trong khu vườn được trong trong mỗi khu vực sẽ có nhu cầu cần nước khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của cay và đất trồng nên cần xem xét để tìm loại béc cho phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều loại béc tưới khac nhau nhưng để lựa chọn cho hợp với cây trồng nhất để mang lại giá trị tối đa thì không phải là điều quá đơn giản. OMEGA sẽ giúp các bạn về vấn đề này.
d. Chọn bộ điều khiển tưới
Trong hệ thống tưới tự động nói chung thì bộ điều khiển là một bộ phận rất quan trọng. Nó xác định thời gian tưới cũng như làm theo ý muốn của người sử dụng. Bạn không cần tốn thời gian công sức để canh vườn tưới như cách tưới truyền thống tưới trước, bộ hẹ giờ sẽ tự điều khiển để tưới cho từng khu vực trong cả khu vườn đúng với nhu cầu của cây trồng. Giảm thiểu tối đa tình trạng cây tưới nhiều, cây tưới ít.
e. Cuối cùng là lựa chọn các phụ kiện để kết nối tất cả các bộ phận lại với nhau
Việc lắp đặt một hệ thống tự tưới hoàn chỉnh sẽ đem lại sự tiện lợi cho bạn khi tất cả công việc lẽ ra trước đây chúng ta phải làm hết thì bây giờ đã có hệ thống điều hành. Không tốn thời gian canh vườn, không tốn công sức kéo vòi đến từng vị trí trong vườn để tưới, giảm thiếu tối đa lượng nước dư thừa, tiết kiệm nước tối đa, không còn tình trạng cây thì tưới quá nhiều, cây thì tưới quá ít gây ngập úng hay khô héo.
Việc lắp đặt một hệ thống tự tưới hoàn chỉnh sẽ đem lại sự tiện lợi cho bạn khi tất cả công việc lẽ ra trước đây chúng ta phải làm hết thì bây giờ đã có hệ thống điều hành.